Giỏ hàng của bạn trống!
Hỗ trợ kỹ thuật
Hotline tư vấn: 0868 018 218 - 0769951888
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÔ BÔNG TRÊN SẦU RIÊNG
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÔ BÔNG TRÊN SẦU RIÊNG
Khô bông sầu rêng rất dễ thấy khi trong giai đoạn làm bông, khi bông gặp tình trạng này bông sẽ héo, khô, rụng làm giảm lượng bông trái trên cây ảnh hưởng tới năng suất trồng của bà con vì vậy nên chủ động phòng tránh bệnh sớm để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho cây.
NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG KHÔ BÔNG
- Do Nấm bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây khô bông và rụng sớm. Đây là loại nấm bệnh phát triển mạnh khi gặp mưa lớn, chúng có thể lan truyền các bào tử theo gió, làm lan truyền qua các bông và qua cây khác.
Bệnh gây hại làm bông thiếu dinh dưỡng, khô bông đặc biệt gây hại nặng khi gặp thời tiết thuận lợi nhất là khi gặp mưa lớn. Biểu hiện là bông khô dính trên bông, đôi khi có tơ nấm trắng phủ bên ngoài.
Khi độ ẩm cao sẽ thấy vết thối nhũn trên bông, đối bông lớn, xuất hiện đốm nâu đen ngoài cánh bông.
Một trong những loại nấm bệnh gây nên hiện tượng này là nấm bệnh thán thư, bệnh sẽ khiến bông sầu riêng bị khô và rụng sớm. Khi bị nấm bệnh tấn công thì bông cây sầu riêng sẽ thiếu dưỡng chất, làm bông bị khô lại.
![]() ![]() |
Bông sầu riêng bị khô đen do nấm bệnh tấn công |
- Do cạnh tranh dinh dưỡng
Số lượng bông nhiều trên một chùm cũng gây cản trở đến việc dưỡng bông và việc cạnh tranh dinh dưỡng lúc này bông bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến khô bông. Thông thường, bông hay bị khô và rụng có kích thước nhỏ, mọc ở vị trí không thuận lợi nên khó cạnh tranh dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến giữa các bông trên một chùm dễ làm cho bông bị khô đen, gãy và rụng.
Thiếu dinh dưỡng ở các chùm bông bị khô là do xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa các chùm trước, chùm sau. Khi thấy có dấu hiệu xuất hiện bà con nhớ quan sát kĩ nếu thấy tình trạng khô bông để có giải pháp can thiệp kịp thời để tránh bị nặng hơn và dẫn đến rụng bông hàng loạt.
Dấu hiệu nhận biết khi bị cạnh tranh dinh dưỡng là bông có hiện tượng héo khô cả chùm bông, chứ không lẻ nhánh bông, héo dần và có độ dẻo.
![]() |
![]() |
Bông sầu riêng bị khô đen do cạnh tranh dinh dưỡng | Bông sầu riêng phát triển bình thường không bị nấm bệnh |
CÁCH XỬ LÍ TÌNH TRẠNG BỊ KHÔ BÔNG
Sau khi đã tìm được nguyên nhân bông sầu riêng bị khô đen, rụng nhiều. Việc đầu tiên cần làm là nên phun thuốc phòng trị càng sớm để đạt được hiệu quả cao nhất
Biện pháp
Quan trọng là đối với giai đoạn tuyển bông, chừa số lượng bông vừa phải, phù hợp với sức cây, khoảng cách thích hợp (20 - 30cm), tránh để chùm bông quá dày. Tạo độ thông thoáng cho cây.
Phun ngừa nấm bệnh định kì, sử dụng các dòng thuốc chuyên trị như BOSCA (hoạt chất Boscalid).
Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để vừa nuôi cây vừa nuôi bông để đảm bảo cây vừa sạch bệnh, vừa khỏe để đủ sức nuôi dưỡng bông. Bà con nhớ bổ sung đầy đủ các dòng trung vi lượng, Canxi, Bo và sử dụng xô VỌT BÔNG, xô K-HUMATE, ROOTSATI GOLD giúp nuôi bông chắc khỏe to mập tăng cường khả năng thụ phấn chuẩn bị tốt cho quá trình xổ nhụy và đậu trái sau này
Đối với bệnh thán thư, bông từ 5 - 7 ngày tuổi thì bà con nên phun thuốc đặc trị bệnh thán thư, bên cạnh việc sử dụng bộ dưỡng bông như bình thường. Bà con nên ưu tiên sử dụng các dòng thuốc có tính mát và khả năng lưu dẫn, thấm sâu để vừa đặc trị bệnh hiệu quả vừa không làm nóng bông.
Đối với bông đã lớn hơn một chút tầm 15 - 20 ngày bà con có thể sử dụng thêm các dòng thuốc phòng trị sâu ăn bông,..
![]() ![]() |
![]() ![]() |
Sản phẩm tưới gốc giúp nuôi bông chắc khỏe |
Sản phẩm hỗ trợ phun chống rụng, ngừa nấm bệnh |
Quý bà con có thắc mắc về các loại thuốc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline của Nông Thịnh qua số 0868 018 218 - 0 769 961 888.
Hỗ trợ giao hàng tận nơi miễn phí trên toàn quốc.
Chúc bà con thành công và có vụ mùa sầu riêng đạt năng suất cao nhất.
NÔNG THỊNH _ CÙNG NÔNG DÂN LÀM VƯỜN