Giỏ hàng của bạn trống!
Hỗ trợ kỹ thuật
Hotline tư vấn: 0868 018 218 - 0769951888
QUẢN LÍ RỆP SÁP HẠI MÍT
RỆP SÁP HẠI MÍT
Trên Mít có một số loài côn trùng gây hại khá nghiêm trọng, một trong số đó chính là Rệp Sáp. Rệp tấn công vào giai đoạn cây Mít đi đọt non, bông, trái non, gây thiệt hại nặng nề, giảm năng suất, chất lượng trái.
Đặc điểm hình thái, sinh học
Vòng đời của rệp sáp phụ thuộc vào thời tiết. Rệp sáp sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện nắng nóng.
![]() |
Vòng đời rệp sáp |
+ Trứng có hình bầu dục, trong suốt, nở sau khoảng 2 - 10 ngày. Các trứng xếp chồng lên nhau và được rệp sáp cái bọc một lớp sáp bên ngoài.
![]() |
Trứng rệp sáp |
+ Rệp non mới nở có màuxanh xám, lột xác lần 1 chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có lớp sáp, di chuyển nhanh nhẹn. Sau nở từ 7 - 10 ngày, gần đuôi hình thành 2 tua sáp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, cơ thể bắt đầu có sáp trắng bao phủ, di chuyển chậm chạp.
+ Rệp trưởng thành di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến cộng sinh. Rệp sáp cái có thân hình hình bầu dục, dài khoảng 3 mm, màu hồng, không có cánh, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng, quanh thân có tia sáp dài. Một con cái có thể đẻ từ 600 - 800 trứng. Rệp sáp đực nhỏ hơn rệp sáp cái, dài khoảng 1mm, màu đỏ hoặc xám nhạt, có một đôi cánh mỏng.
![]() ![]() |
Rệp sáp cái trưởng thành (Bên trái) và rệp sáp đực trưởng thành (Bên trái) |
Tác hại
+ Giai đoạn ấu trùng và thành trùng đều chích hút phần non của cây (lá, trái, đọt non). Đôi khi rệp xuất hiện trên cả trái già tại phần tiếp xúc giữa lá với trái, giữa các gai trái hoặc giữa các trái với nhau. Rệp chích hút đọt non làm lá non nhăn nheo và biến dạng. Chích hút nụ bông làm bông teo tóp, méo mó, ngừng phát triển. Trên trái non, chích hút làm trái biến dạng, mất gai trái, gây giảm năng suất và chất lượng trái.
![]() ![]() |
Rệp sáp gây hại lá và đọt non |
![]() ![]() |
Rệp sáp gây hại bông và trái non |
![]() ![]() |
Rệp sáp gây hại rái lớn |
+ Ngoài chích hút, rệp sáp còn tiết ra chất dịch ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, bám lên bề mặt lá và trái làm giảm khả năng quang hợp của lá và làm vỏ trái bị đen, mất giá trị thương phẩm của trái.
+ Rệp sáp thường cư trú dưới đất nơi vùng rễ cây, chích hút rễ tạo vết thương làm rễ kém phát triển. Ngoài ra vết thương do rệp gây ra là cửa ngỏ để tuyến trùng và các loại nấm khuẩn xâm nhập làm rễ bị hư, cây sinh trưởng kém, bệnh nặng làm chết cây.
![]() |
Rệp sáp gây hại bộ rễ |
Biện pháp phòng trị
+ Cung cấp nước đầy đủ cho cây, không để đất quá khô vì trong điều kiện khô hạn rệp sáp sẽ gây hại nặng hơn.
+ Nên tưới ngừa rệp sáp vì rệp sáp thường cư trú dưới vùng đất quanh rễ. Khi tưới trị rệp nên kết hợp với nấm bệnh để bảo vệ bộ rễ cây trồng được tốt nhất.
+ Sử dụng uân phiên các hoạt chất: Quinalphos, Profenophos, Fenobucarb,…để ngăn ngừa và diệt trừ rệp sáp tấn công cây.
+ Nên thêm các sản phẩm bám dính, loang trải khi phun trị rệp sáp vì rệp có lớp phấn bao phủ bên ngoài, thuốc rất khó thấm vào.
Bộ sản phẩm phòng trị rệp sáp
Bộ sản phẩm phòng trị rệp sáp, ngừa nấm bệnh bao gồm: 400 mL Katelux, 500 mL Phos-F và 500 g Nano M72 dùng cho 400 Lít nước.
![]() |
Katelux với hoạt chất Quinalphos và Lamda-Cyhalothrin giúp phòng trị kiến và rệp sáp hiệu quả. Phos-F giúp tăng sức đề kháng cho cây, phục hồi rễ do tác động của tuyến trùng, thối rễ. Nano M72 với hoạt chất Mancozeb và Dimethomorph có tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn mạnh, giúp ức chế nấm bệnh phát triển, bảo vệ bộ rễ được khỏe mạnh.
Quý bà con có thắc mắc về các loại thuốc và các biện pháp phòng trị rệp sáp trên cây Mít có thể liên hệ qua số điện thoại: 0868 018 218 – 0769 951 888
Chúc bà con thành công!
NÔNG THỊNH_CÙNG NÔNG DÂN LÀM VƯỜN
Hỗ trợ giao hàng tận nơi miễn phí trên toàn quốc