Giỏ hàng của bạn trống!
Hỗ trợ kỹ thuật
Hotline tư vấn: 0868 018 218 - 0769951888
QUẢN LÍ RỆP SÁP TRÊN CÂY CÓ MÚI
RỆP SÁP TRÊN CÂY CÓ MÚI
Rệp sáp là một nhóm côn trùng gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho rất nhiều cây trồng .Chúng thường gây hại trên trái, lá, rễ,.. và đem lại hậu quả rất nặng nề. Trong những năm vừa qua, rệp sáp gây hại rễ cây có múi ngày càng trở nên phổ biến và gây nhiều khó khăn cho nông dân trồng cây có múi tại đồng bằng sông Cửu Long.
![]() |
Rệp sáp tấn công trên các loại cây trồng trong đó có cây có múi |
- Vòng Đời Sinh Sản Của Rệp Sáp
Rệp sáp cái trưởng thành dài 2,5 - 4 mm, không có cánh thân hình bầu dục, mềm và được bao phủ bởi một lớp sáp mịn. Do đó, phần thân có màu vàng nhạt đến hồng và một sọc dọc trên cơ thể. Từ khi trứng nhỏ đến trưởng thành thì vòng đời của rệp cái khoảng 115 ngày.
Rệp đực có kích thước nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt, có hai đôi cánh và hai sợi đuôi dài, rệp đực mới sinh bám chặt vào cây. Vòng đời của rệp đực cũng ngắn hơn rệp cái khoảng 27 ngày
Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 trứng. Sau khi trứng đẻ xong, con cái sẽ teo tóp và chết. Những con rệp mới sinh ra chúng sẽ tìm kiếm nơi kiếm ăn mới và có khả năng di chuyển nhanh nhẹn trên cây
![]() |
Vòng đời phát triển của Rệp Sáp cái và đực |
- Đặc Điểm Gây Hại Của Rệp Sáp
Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, nách lá và ngay cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.
Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.
![]() ![]() ![]() |
Rệp sáp tấn công trên cây có múi gồm trái, bề mặt lá, rễ |
- Biện Pháp Phòng Trừ Rệp Sáp
Biện pháp canh tác
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp.
– Nên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái…để vườn luôn thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy đối với các trái bị quá nhiều rệp sáp gây hại để hạn chế lây lan.
- Cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới), nếu thấy trong vườn có kiến thì cần diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.
- Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển
– Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái…để vườn luôn thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy đối với các trái bị quá nhiều rệp sáp gây hại để hạn chế lây lan.
Biện pháp hóa học
Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hóa học có hoạt chất Profenophos, Quinalphos, Dimethoate,… để ngăn ngừa và diệt trừ rệp sáp. Đặc biệt nên kết hợp chung với các dòng thuốc nấm bệnh, Siêu Thấm- Siêu Soang, tuyến trùng, để ngăn ngừa và diệt trừ rệp sáp, tăng khả năng tiếp xúc của thuốc đối với rệp sáp.
![]() ![]() |
Sản phẩm phòng trị rệp sáp tăng khả năng bám dính thuốc |
Quý bà con có thắc mắc về các loại thuốc và biện pháp phòng trị Rệp Sáp trên cây có múi có thể liên hệ qua số điện thoại hotline của Nông Thịnh qua số 0868 018 218 - 0769 961 888
Hỗ trợ giao hàng tận nơi miễn phí trên toàn quốc.
Chúc bà con vụ mùa bội thu!
NÔNG THỊNH _ CÙNG NÔNG DÂN LÀM VƯỜN