Chuỗi Cửa Hàng Vật Tư Nông Nghiệp Nông Thịnh Kính Chào Quý Khách!

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RẦY XANH, RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RẦY XANH, RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

Rầy xanh rầy nhảy (rầy phấn) là hai loại côn trùng gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên cây sầu riêng, gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để đối phó hiệu quả với chúng, bà con nông dân cần hiểu rõ đặc điểm và cách gây hại của từng loại rầy để có cách phòng trị hiệu quả

·         Rầy xanh:

Rầy xanh có tên khoa học là Amrasca sp, là đối tượng gây hại phổ biến, quanh năm trên cây sầu riêng. Gây hại từ lúc đọt mới nhú mũi giáo đến khi lá lụa

 

Đặc điểm hình thái: rầy xanh có chiều dài từ 2,5 mm – 3,3 mm, màu xanh vàng nhạt, có 02 chấm đen trên cánh trước; có vòng đời từ 12 – 14 ngày.

Đặc điểm gây hại của rầy xanh trên cây sầu riêng:

Xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già). Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây nhú đọt mới (nhú mũi giáo).

                                                 

Rầy trưởng thành thường sống tập trung mặt dưới lá, chúng đẻ trứng trong mô lá non và có thể sống tới 6 tháng. Rầy non (ấu trùng) tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra.

                                             

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt non lá non. Rầy di chuyển rất linh hoạt, khi bị động chúng sẽ nhảy sang các lá khác.

           

 

Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời. Hiện tượng cháy khô lá và rụng khi bị rầy xanh chích rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cây trồng khác như thán thư hay táp nắng, nhiễm mặn.

·         Rầy nhảy:

Rầy nhảy (hay còn gọi là rầy phấn) có tên khoa học là Allocaridara malayensis, là đối tượng gây hại phổ biến, quan trọng trên cây sầu riêng. Chúng thường phát triển mạnh trong các tháng mùa nắng, gây hại bộ lá của cây (chủ yếu trên lá non) từ đó làm cây không quang hợp được, cây còi cọc và kém phát triển

                         

Đặc điểm nhận biết của rầy nhảy:

Trứng: có màu vàng lợt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn; kích thước rất nhỏ; được đẻ thành từng ổ (8-14 trứng) ở mặt trên lá non còn xếp lại và có thể được quan sát khi đưa lá non về phía ánh sáng

                                             

Ấu trùng: có cấu trúc giống như lông màu trắng xung quanh cơ thể, đặc biệt là ở phía sau có lông tơ màu trắng dài trông giống như một cái đuôi gà; di chuyển rất nhanh khi bị động.

                     

Thành trùng: không có cấu trúc lông trắng như ấu trùng; không bay thường xuyên mà chỉ bay khi chúng bị quấy phá; cơ thể có màu nâu lợt; cánh trong suốt; thường xuất hiện ở mặt dưới lá và có thể sống đến 06 tháng..

                     

Triệu chứng gây hại:

Rầy nhảy thường sống ở mặt dưới lá; cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng. Khi bị hại nặng, lá thường khô, quăn queo, cong lại, rụng hàng loạt (lá non rụng nhiều) và khô ngọn.

         

Ngoài ra rầy nhảy còn tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, giảm khả năng quang hợp của lá.

                                 

Biện pháp phòng trừ rầy xanh và rầy nhảy

  • Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để thuận tiện trong kiểm soát rầy;
  • Bón phân đầy đủ các loại dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
  • Phun thuốc sâu, rầy để bảo vệ cơi đọt từ khi đọt mới nhú mũi giáo đến khi lá lụa, trung bình 7-10 ngày phun 1 lần tùy theo mật số rầy nhiều hay ít. Luân phiên thay đổi hoạt chất thuốc để diệt rầy kháng thuốc hiệu quả

Một số loại hoạt chất và sản phầm trừ rầy hiệu quả: Hoạt chất:

  • Imidacloprid, Acetamiprid: Tác dụng tiếp xúc, vị độc, lưu dẫn. Thấm vào mô thực vật, thân, lá, hoa,...khi côn trùng chích hút nhựa cây ăn phải chất độc thì sẽ bị tê liệt hệ thần kinh và chết. Hiệu lực ở tất cả giai đoạn phát triển của côn trùng từ trứng, nhộng đến trưởng thành
  • Buprofezin: Tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu. Cản trở quá trình lột xác của rầy non, hạn chế khả năng đẻ trứng của rầy trưởng thành. Thuốc hiệu lực chậm nhưng hiệu quả kéo dài. Phun khi rầy non, thuốc không diệt được rầy trưởng thành
  • Dinotefuran: Tác dụng tiếp xúc, nội hấp. Cản trở quá trình lột xác của rầy non, hạn chế khả năng đẻ trứng của rầy trưởng thành. Thuốc hiệu lực chậm nhưng hiệu quả kéo dài. Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành

Một vài sản phẩm trị rầy hiệu quả:

Bupte-HB 300WP 

với 2 hoạt chất: Buprofezin và Dinotefufan

Khongray 54WP 

với 2 hoạt chất: Acetamiprid và Buprofezin 

 

Antilugen

với 3 hoạt chất: Acetamiprid, Buprofezin và Imidacloprod

 

Lưu ý:

  • Phun thuốc đúng kỹ thuật: Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun thuốc khi trời nắng gắt.
  • Bảo hộ lao động: Khi phun thuốc, cần mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
  • Luân phiên các loại thuốc: Để tránh tình trạng rầy kháng thuốc, cần luân phiên sử dụng các loại thuốc có thành phần hoạt chất khác nhau.
  • Ngoài ra, để hạn chế tính kháng thuốc và tăng hiệu lực phòng trừ nên kết hợp thêm thuốc sâu, rầy dạng nước nhóm hoạt chất: Profenofos, Quinaphos, Lambda-Cyhalothrin, Cypermethrin,…

Các sản phẩm trừ sâu rầy dạng nước bà con có thể tham khảo như:

Katelux NT, Antibactro Gold, Cyrux,…

Katelux NT 

với 2 hoạt chất: Quinaphos và Lambda-Cyhalothrin

Antibactro Gold

với 2 hoạt chất:  Profenofos và Lambda-Cyhalothrin

Cyrux

với hoạt chất: Cypermethrin

Thông tin thêm:

Để có thông tin chi tiết hơn về các loại thuốc và các biện pháp phòng trừ rầy xanh, rầy nhảy trên cây sầu riêng, bà con có thể liên hệ với số điện thoại: 0868 018 218 – 0769 951 888

Nông Thịnh_Cùng Nông Dân Làm Vườn

Hỗ trợ giao hàng tận nơi miễn phí trên toàn quốc

: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RẦY XANH, RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.